Nguyên lý thị giác thường được các nhà thiết kế sử dụng để trình bày thiết kế hợp lý, hài hòa, tinh tế và thuận mắt. Một thiết kế đẹp là khi nó hội tụ đủ các yếu tố của nguyên lý thị giác. Nếu như không phải người làm trong ngành thiết kế, khi nhắc đến nguyên lý thị giác sẽ hơi khó hiểu. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn các kiến thức của nguyên lý thị giác và xem Bài Tập Nguyên Lý Thị Giác Trong Thiết Kế Nội Thất căn bản.
Bài Tập Nguyên Lý Thị Giác Trong Thiết Kế Nội Thất
-
Nguyên lý thị giác được hiểu như thế nào?
Ở trong ngành nghệ thuật hay ngành thiết kế thì nguyên lý thị giác đóng vai trò rất quan trọng. Đó chính là những quy luật được đúc kết từ những cảm nhận vô thức của con người, nó được hình thành trong quá trình sinh sống và phát triển của con người. Các ngành liên quan đến nghệ thuật luôn cần phải đáp ứng được những đòi hỏi của thị giác (hầu hết – âm nhạc cảm nhận bằng tai). Những đòi hỏi đó là về sự hài hòa, thuận mắt, cân bằng và chúng cũng mau chán, muốn tìm ra những thứ mới lạ. Nhà thiết kế nội thất hướng đến sự thuận mắt bằng cách thức riêng, cách mới trong công việc dựa trên các nguyên lý thị giác.
Nói ngắn gọn, nguyên lý thị giác là một tập hợp các định luật thị giác của con người được đúc kết qua những nghiên cứu khoa học về nó. Từ những định luật đó, người làm về nghệ thuật sẽ cho ra đời những sản phẩm đáp ứng đòi hỏi về cái đẹp của con mắt.
Khi tham gia khóa học thiết kế nội thất Hà Nội, các bạn sẽ hiểu rõ hơn cách vận dụng nguyên lý thị giác vào trong thiết kế.
-
Các định luật trong nguyên lý thị giác
Định luật khoảng cách:
Là những yếu tố thể hiện khoảng cách giữa các hình ảnh khác nhau nhằm tạo nên các tín hiệu khác nhau trong thị giác. Toàn bộ các nét hoặc điểm có khoảng cách gần nhau có xu hương tạo thành nhóm sẽ hình thành 1 mối liên kết theo chiều ngang hoặc chiều dọc. Mối liên kết đó phụ thuộc vào các nét, các điểm gần hay xa nhau. Những điều này tạo nên một vài tác động nhất định đến thị giác của người nhìn, hình ở gần nhau lúc nào cũng tác động đến thị giác mạnh hơn so với hình ở xa.
Định luật đồng đẳng:
Có cách gọi khác là Định luật của sự giống nhau. Nghĩa là toàn bộ những tín hiệu thị giác có sự giống nhau về mặt hình khối, đường nét, màu sắc đặt cạnh cá hình thể khác xen kẽ dù khoảng khoảng cách không gần nhau nhưng vẫn tạo nên mối liên kết với nhau và tạo sự chú ý cho thị giác. Điều này chúng tỏ khả năng bao quát hóa của hình thể, những chi tiết nhỏ nhạt sẽ được thị giác của con người loại bỏ.
Định luật trước – sau:
Tên gọi khác là định luật hẹp – rộng. Toàn bộ các tín hiệu thị giác có hình thể nhỏ với khoảng cách hẹp bảo giờ cũng được hiển thị ở phần, trước của hình ảnh. Các tín hiệu thị giác có hình thể lớn, khoảng cách rộng sẽ trở thành nền ở phần sau.
Định luật khép kín:
Các hình thể giống nhau và bằng nhau được đặt cạnh nhau thì luôn tạo thành sự khép kín của thị giác người nhìn. Từ đó, sẽ tạo nên được tính chặt chẽ trong 1 hình thể mới.
Định luật liên tục:
Là sự liên kiết theo chuỗi giữa các yếu tố trong 1 bản vẽ thiết kế nội thất. Thị giác của con người bị tác động, ảnh hưởng một cách mạnh mẽ và có thể nhận biết bởi các đường nét liên tục, không có đứt đoạn. Điều này giúp cho thị giác con người có sự thông nhất và liên kết chặt hơn.
Định luật liên tưởng:
Khi hình thể xuất hiện 1 phía hoặc 1 chiều tạo cho thị giác cảm thấy được 1 tín hiệu vô hình làm cho chúng ta có thể nhận biết được hình thể theo kinh nghiệm. Đây còn được hiểu là định luật của sự dồn nén những tín hiệu thẩm mỹ nhằm biểu đạt cảm xúc của cái đẹp.
Định luật nhấn:
Định luật biểu thị khoảng các giữa các hình thể nhằm mục đích gây ấn tượng mạnh cho cả tổng thể. Hoặc nhấn mạnh vào một khi vực cụ thể.
Định luật chuyển đổi:
Nếu 2 nhóm hình thể có kích thước tương đồng với nhau cùng xuất hiện trên 1 mặt phẳng thì sẽ tạo nên sự chuyển đổi thị giác người xem.
Định luật cân xứng song song:
Toàn bộ các tính hiệu thị giác song song xuất hiện khi có các hình thể có sự giống nhau, có diện tính ngang nhau, nó sẽ tạo nên 1 tính chất cân đối song song và tạo thành nhịp; nhịp được hình thành qua sự phát triển chuyển động song song về hướng khác.
Định luật tương phản:
Định luật xảy ra khi ta sử dụng cùng lúc các yếu tố man tính đối lập hoặc tương phản, hoàn toàn khách biệt nhau. Chúng ta nhận ra được sự khác biệt nhờ vào tính tương phản.
Bài Tập Nguyên Lý Thị Giác Trong Thiết Kế Nội Thất
Bài Tập Nguyên Lý Thị Giác được thể hiện qua các bài vẽ hình khối, màu sắc, đường nét. Nó được áp dụng trong cả công việc thiết kế như thiết kế thời trang, thiết kế nội thất, thiết kế kiến trúc, thiết kế đồ họa. Toàn bộ các nghề liên quan đến bố cục không gian, màu sắc hay ánh sáng đều có sự tác động và ảnh hưởng của nguyên lý thị giác.
10 định luật nguyên lý thị giác trên đây sẽ được ứng dụng khi học vẽ nội thất.